Quảng cáo BVOD (Broadcast Video On Demand,) là một trong những kênh quảng cáo phát triển vượt trội vào năm 2021. Đại dịch COVID-19 khiến nhu cầu xem TV/VOD bùng nổ và BVOD cũng nằm trong số đó.
Những thay đổi về thói quen xem truyền hình do đại dịch vẫn tiếp tục giữ nguyên khi đại dịch gần như đã kết thúc. Điều đó có nghĩa là nhu cầu về các dịch vụ quảng cáo BVOD sẽ tiếp tục tăng lên.
Trong ngành công nghiệp truyền thông tràn ngập các thuật ngữ và biệt ngữ phức tạp, câu hỏi thường được đặt ra: “BVOD là gì?” hoặc “định nghĩa của BVOD là gì?”. Chúng ta hãy cùng đi vào chi tiết hơn về ý nghĩa của BVOD và sức hấp dẫn của nó đối với người tiêu dùng và các nhà quảng cáo.
Vậy BVOD chính xác là gì?
BVOD là nội dung truyền hình được tạo bởi các kênh truyền hình truyền thống, sau đó được phát trực tuyến và theo yêu cầu. Ví dụ: ứng dụng VTVGiaitri phát lại các phim của VTV và có chèn quảng cáo.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều hình thức phát video trực tuyến:
SVOD (Subscription video on demand): Nội dung được người dùng mua thông qua đăng ký, thường là một lần thanh toán hằng tháng.
AVOD (Advertising video on demand): Loại hình này tương tự như BVOD bởi việc xem miễn phí và có quảng cáo. Tuy nhiên, định nghĩa của AVOD rộng hơn và bao gồm các trang web chuyên về video như YouTube, nội dung đa dạng khác nhau và chất lượng của nội dung cũng có thể rất khác nhau.
TVOD (Transactional video on demand): Loại hình này là các giao dịch mua một lần cho một nội dung cụ thể. Một ví dụ việc mua phim trên Google Play và Apple TV.
Quảng cáo BVOD có điểm gì nổi bật?
BVOD có nội dung lấy từ truyền hình truyền thống, do đó kho nội dung thường có chất lượng cao hơn so với các loại hình khác, từ đó tạo sức hấp dẫn hơn với khán giả. Một trong những lợi ích nổi bật là không giống như các mô hình quảng bá thông thường, quảng cáo BVOD cho phép các nhà tiếp thị nhắm mục tiêu quảng cáo chính xác vào các nhóm khán giả cụ thể, đồng thời theo dõi hiệu quả của chúng.
Bạn có thể phân tích xem ai đã xem quảng cáo nào và tùy chỉnh chiến dịch quảng cáo để có hiệu quả cao nhất. Điều này có được bởi quảng cáo BVOD yêu cầu người dùng phải đăng ký tài khoản với các thông tin cụ thể: độ tuổi, giới tính…
Quảng cáo BVOD cũng có uy tín cao hơn so với các loại dịch vụ VOD khác, điều này khiến các nhà quảng cáo cảm thấy an tâm hơn trong việc bảo vệ an toàn thương. Không nhà quảng cáo nào lại muốn quảng cáo của mình được phát trong những nội dung độc hại.
Ở chiều ngược lại, khán giả cũng tin tưởng các quảng cáo được đặt trên các nền tảng do các đài truyền hình uy tín phát sóng, hơn là trên các trang mạng xã hội hay website không rõ nguồn gốc. Điều này cũng có nghĩa là quảng cáo BVOD sẽ không bao giờ được phát với nội dung không phù hợp.
Dịch vụ BVOD đang thổi luồng sinh khí mới vào các truyền thông quảng bá và thu hút được nhiều khán giả mới. Điều này có nghĩa là quảng cáo BVOD có thể tiếp cận những nhóm khán giả mới, kể cả những người đã dừng xem truyền hình truyền thống.
Kết luận
Quảng cáo BVOD đang là một cơ hội rất tiềm năng cho các công ty và đơn vị muốn tham gia vào thị trường truyền hình kết nối. Lượng khán giả tiềm năng khổng lồ cùng với khả năng theo dõi và thay đổi quảng cáo sẽ giúp các đơn vị quảng cáo hiệu quả, chính xác, tiết kiệm chi phí và sinh lời.
Liệu đây có phải là hướng đi dành cho các đơn vị truyền hình của Việt Nam trong thời đại bùng nổ của Connected TV?