Theo nghiên cứu State of Gen Z 2021 của Horowitz Research, Thế hệ Z – một thế hệ chưa bao giờ biết đến một thế giới không có Internet – bị chi phối bởi mạng xã hội và âm nhạc trực tuyến, thì lượng khán giả đa dạng thuộc thế hệ này xem nội dung truyền hình dài với tần suất nhiều như nội dung video ngắn.
Nghiên cứu cho thấy tám phần mười (78%) khán giả từ 13 đến 24 tuổi xem nội dung TV (chương trình truyền hình, phim, thể thao, v.v.) hàng tuần, trong khi 79% xem nội dung ngắn trực tuyến (short clips, user-generated content, video game live streams, video trên mạng xã hội, v.v.).
Về tỷ lệ xem (share of viewing), nghiên cứu của Horowitz phát hiện ra rằng Thế hệ Z đang phân chia thời gian xem của họ khá đồng đều giữa nội dung dài và ngắn, tương ứng là 46% và 54% thời gian của họ. Đáng chú ý, những người từ 13 đến 17 tuổi dành một phần trăm thời gian lớn hơn một chút cho nội dung video dạng ngắn so với những người từ 18 đến 24 tuổi, những người dành thời gian của họ chia đều cho hai định dạng.
Nghiên cứu của Horowitz cho kết quả trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, không phải tất cả lượt xem của Gen Z đều diễn ra trên điện thoại thông minh. Hầu như tất cả (91%) người thuộc thế hệ Z sử dụng điện thoại thông minh của họ gần như hàng ngày và 2/3 (66%) cũng sử dụng TV gần như hàng ngày. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy 6/10 người thuộc thế hệ Z có TV trong phòng ngủ của mình.
Thế hệ Z sử dụng trung bình 5,5 dịch vụ phát trực tuyến, ít dịch vụ hơn so với người lớn với trung bình 7,5 dịch vụ được sử dụng thường xuyên. Trong khi Netflix là dịch vụ phát trực tuyến phổ biến nhất – với hơn 3/4 (78%) người phát trực tuyến Thế hệ Z sử dụng nó thường xuyên – các dịch vụ SVoD khác, bao gồm Disney +, Hulu, Prime Video và HBO Max cũng được sử dụng nhiều.
Các dịch miễn phí như YouTube (dành cho nội dung TV) và nhóm kênh của Roku cũng được Gen Z quan tâm. Các thể loại truyền hình phổ biến nhất trong Thế hệ Z bao gồm phim điện ảnh, phim hoạt hình, phim truyền hình và anime, và nội dung truyền hình trực tiếp vẫn có vai trò trong Thế hệ Z, với 55% nói rằng họ xem ít nhất một số nội dung truyền hình trực tiếp hàng tuần.
“Điều quan trọng đối với các nhà quảng cáo là cần lưu ý rằng việc sử dụng phương tiện truyền thông trong Thế hệ Z không phải là về sự tuyệt đối. Các quan niệm rằng thế hệ này ‘không bao giờ’ xem nội dung truyền hình dài, không bao giờ ‘sử dụng màn hình không phải điện thoại’ hoặc họ ‘không bao giờ ‘xem truyền hình trực tiếp đều là không chính xác.
Việc nắm được thói quen truyền thông của Thế hệ Z mang đến cho các nhà tiếp thị và quảng cáo truyền thông cơ hội để tăng mức độ tương tác và tạo ra trải nghiệm độc đáo cho thế hệ thuần kỹ thuật số này trên nhiều nền tảng và thông qua nhiều định dạng khác nhau. Mặc dù các nền tảng và công nghệ mà họ có là khác nhau, nhưng tất cả chúng tôi đều chia sẻ mong muốn đôi khi được ngồi lại và được thu hút vào các hình thức giải trí dài hấp dẫn, chất lượng cao ”. Adriana Waterston, Chief Revenue Officer and Insights & Strategy Lead, chia sẻ về kết quả báo cáo.